Home / Luật An Toàn Thực Phẩm / Bộ Nông Nghiệp / Quy định mới về việc giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

Quy định mới về việc giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thủy sản là việc đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm theo quy định thông qua việc lấy mẫu phân tích theo kế hoạch được phê duyệt. Việc giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trước khi đưa ra thị trường được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tại Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT (gọi tắt là thông tư 08) có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2016.

Theo đó, căn cứ để thực hiện giám sát ATTP nông lâm thủy sản là các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ NN và PTNT, Bộ Y tế ban hành và các quy định khác của nhà nước có liên quan về các chỉ tiêu ATTP đối với thực phẩm nông lâm thủy sản.

Ngày 01/6/2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT quy định việc lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản tại công đoạn lưu thông, tiêu thụ trong nước
Ngày 01/6/2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT quy định việc lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản tại công đoạn lưu thông, tiêu thụ trong nước

Đối tượng thuộc diện phải giám sát

Các sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc diện phải giám sát theo Thông tư 08 bao gồm: Ngũ cốc; Thịt và các sản phẩm từ thịt;  Thủy sản và sản phẩm thủy sản; Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả;  Trứng và các sản phẩm từ trứng; Sữa tươi nguyên liệu; Mật ong và sản phẩm từ mật ong; Muối; Gia vị; Đường; Chè; Cà phê; Cacao; Hạt tiêu; Điều và các nông sản thực phẩm được lưu thông, tiêu thụ tại:

  • Chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản (sau đây gọi tắt là chợ);
  • Cơ sở thu gom, phân phối nông lâm thủy sản, cơ sở chuyên doanh nông lâm thủy sản (chỉ kinh doanh các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) (sau đây gọi tắt là cơ sở kinh doanh).

Tiêu chí xác định sản phẩm và chỉ tiêu ATTP

Xác định sản phẩm và chỉ tiêu ATTP cần giám sát theo một hoặc một số tiêu chí sau:

  1. Sản phẩm, chỉ tiêu bị phát hiện vi phạm quy định về ATTP theo phản ánh của người tiêu dùng, cảnh báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ATTP; cảnh báo của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu;
  2. Sản phẩm, chỉ tiêu bị phát hiện không bảo đảm ATTP từ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP của năm trước;
  3. Sản phẩm, chỉ tiêu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể;
  4. Theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Xử lý khi kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm ATTP

  1. Đối với cơ sở có mẫu giám sát không bảo đảm ATTP: Sẽ nhận được thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm nghiệm mẫu, thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm không bảo đảm ATTP, tổ chức điều tra nguyên nhân, thực hiện các hành động khắc phục và báo cáo kết quả theo yêu cầu của cơ quan giám sát. (Việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không bảo đảm ATTP được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 – áp dụng trong lĩnh vực thủy sản và Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 – áp dụng đối với thực phẩm nông lâm sản).
  2. Đối với cơ quan giám sát: thông báo bằng văn bản kết quả giám sát tới các cơ quan chức năng địa phương được phân công quản lý ATTP tại công đoạn sản xuất kinh doanh có mẫu giám sát phát hiện không bảo đảm ATTP để có biện pháp kiểm soát phù hợp.
  3. Trường hợp quá thời hạn yêu cầu không nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và thực hiện hành động khắc phục của cơ sở thì cơ quan giám sát thông báo và đề nghị bằng văn bản tới cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành để tổ chức thanh tra đột xuất và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật thanh tra.
  4. Trường hợp mẫu giám sát không bảo đảm ATTP được xác định là sản phẩm nhập khẩu, cơ quan giám sát báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có văn bản thông báo tới cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao quản lý ATTP đối với sản phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu.

 Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh và Ban quản lý chợ

  1. Cung cấp mẫu, cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của mẫu giám sát theo yêu cầu của cơ quan giám sát.
  2. Chấp hành các biện pháp giám sát, thực hiện truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân mẫu không bảo đảm ATTP, thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp, chủ động thực hiện thu hồi sản phẩm không bảo đảm ATTP và báo cáo kết quả cho cơ quan giám sát.
  3. Ban quản lý chợ có trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ, trong đó xác định rõ trách nhiệm chung của chợ, trách nhiệm của từng đối tượng kinh doanh nông lâm thủy sản trong chợ về việc chấp hành quy định về ATTP.

Thông tư này thay thế Thông tư số 05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường; thay thế Thông tư số 61/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định việc giám sát an toàn thực phẩm thủy sản sau thu hoạch.

Mọi thắc mắc liên quan đến quy định giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT, vui lòng liên hệ Mr Mạnh: 0981 828 875 - [email protected] hoặc Ms Nguyệt: 0909 228 783 - [email protected] để được giải đáp.

FOSI cam kết dịch vụ: Nhanh – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi


Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thực Phẩm Quốc Tế FOSI

Địa Chỉ: 470 Lê Thị Riêng, P.Thới An, Q.12, Tp.HCM.

Hotline ATTP: 0918 828 875

Phản ánh dịch vụ: 0981 828 875


Điện thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350

Hotline CBSP:0909 898 783

Email: [email protected]

Website: trungtamnghiencuuthucpham.vn - vesinhantoanthucpham.vn - congbosanpham.vn - congbomypham.vn - danthucpham.vn

Tin mới

Thông Tư 43/2018/TT-BCT

Ngày 15 tháng 11 năm 2018, Bộ Công thương ban hành Thông tư 43/2018/TT-BCT Quy …

Hotline: 0918 828 875