Home / Uncategorized / Sở Hữu Trí Tuệ

Sở Hữu Trí Tuệ

Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v…

Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên. Trong số các quyền này có 2 quyền thường được nhắc đến là quyền tài sản và quyền nhân thân.

Ðã có tổ chức chuyên trách về quyền sở hữu trí tuệ là Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), tại sao WTO còn điều chỉnh vấn đề này?

WTO chỉ điều chỉnh những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Tên gọi của Hiệp định TRIPS đã nói lên điều này. Tuy nhiên, vì Hiệp định TRIPS có dẫn chiếu đến các điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Công ước Berne, Công ước Paris, …) và Hiệp định TRIPS thường được nhắc đến trong các cuộc đàm phán thương mại nên người ta có cảm tưởng đây là hiệp định bao trùm trong lĩnh vực này.

Tại sao ngày nay vấn đề quyền sở hữu trí tuệ lại được quan tâm mạnh mẽ đến vậy?

Đó là do sự thay đổi trong cơ cấu các yếu tố tạo nên giá trị hàng hoá. Ở thời kỳ sản xuất nông nghiệp, phần lớn giá trị của nông sản là do lao động cơ bắp của người nông dân bỏ ra. Đến thời đại công nghiệp, máy móc đã dần dần thay thế lao động cơ bắp trong tỷ lệ giá trị hàng hoá. Ngày nay, khi mà nhiều nước đã chuyển sang nền kinh tế tri thức thì hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm và dịch vụ ngày càng lớn lên, trở thành một yếu tố quyết định tính cạnh tranh. Một container máy điện thoại di động có giá trị lớn hơn một container xe máy, và càng lớn hơn giá trị của một container sắn lát. Do vậy, quyền sở hữu trí tuệ càng được người ta chú trọng bảo vệ.

Sở Hữu Trí Tuệ

1. Đại diện và tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến việc đăng ký sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu bao gồm:

  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu
  • Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu
  • Tra cứu và cung cấp thông tin về việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu
  • Nộp đơn và tiến hành các thủ tục pháp lý đăng ký nhãn hiệu
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến đơn xin đăng ký nhãn hiệu, ví dụ như: tên, địa chỉ của người nộp đơn, danh mục, dịch vụ và mẫu nhãn hiệu
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu, sáp nhập công ty; ghi nhận đổi tên, địa chỉ của chủ Văn bằng bảo hộ
  • Tư vấn và đại diện thực hiện các nội dung liên quan đến chuyển nhượng, chuyển giao nhãn hiệu, nhượng quyền thương mại
  • Tư vấn các nội dung liên quan đến Hợp đồng chuyển giao công nghệ có liên quan đến chuyển nhượng nhãn hiệu.

2.  Đại diện và tư vấn cho khách hàng liên quan đến duy trì hiệu lực đăng ký sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu bao gồm:

  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
  • Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký.

3. Tư vấn và đại diện khách hàng đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Theo Thỏa ước Madrid; đăng ký nhãn hiệu ở các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Cộng đồng Châu Âu và Hoa Kỳ.

THÔNG TIN BỔ SUNG VỀ NHÃN HIỆU

a. Khái niệm, giải thích

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.

“Nhãn hiệu” là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Với chức năng của công cụ marketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

b.  Các yêu cầu đối với nhãn hiệu/ nhãn hiệu chứng nhận/ nhãn hiệu tập thể:

  • 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu)
  • 01 Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh, Quyết định thành lập…)
  • 18 mẫu nhãn hiệu, kích thước không quá 8cm x 8cm, nêu rõ màu sắc nếu là nhãn hiệu màu.
  • Trường hợp đơn đăng ký Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu chứng nhận phải kèm theo quy chế sử dụng NHTT, NHCN
  • Tài liệu chứng minh Quyền sử dụng, đăng ký nhãn hiệu chứa dấu hiệu đặc biệt: tên địa danh,…
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký (phù hợp với lĩnh vực kinh doanh)
  • 01 giấy ủy quyền (theo mẫu) có chữ ký và dấu của người nộp đơn

Tin mới

Quy phạm vệ sinh SSOP

SSOP là 4 chữ cái của 4 từ tiếng Anh: Sanitation Standard Operating Procedures. Nghĩa là: …

Hotline: 0918 828 875