Home / Tin Tức / Sai lầm tai hại nhiều người mắc phải khi tích trữ thực phẩm ngày Tết

Sai lầm tai hại nhiều người mắc phải khi tích trữ thực phẩm ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết các gia đình đều mua thực phẩm trữ cả tuần liền. Tuy nhiên, nếu trữ đồ tủ lạnh không đúng cách, những thực phẩm này có thể biến thành thuốc độc gây hại cho sức khỏe.

Dưới đây là những sai lầm nhiều người mắc phải khi tích trữ thực phẩm:

Không sắp xếp khoa học

Tủ lạnh là nơi dự trữ thực phẩm hiệu quả nhất, chính vì vậy nhiều người có thói quen cho tất cả mọi thứ vào trong tủ. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm như cà chua, khoai tây, tỏi, dưa hấu… hay các loại thực phẩm như bánh mì, cà phê… là những thứ nếu cho vào tủ lạnh sẽ bị biến chất, không tốt cho sức khỏe.

   Sai lầm tai hại nhiều người mắc phải khi tích trữ thực phẩm ngày Tết - Ảnh 1

Để thực phẩm sống-chín lẫn lộn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi dẫn đến mất chất dinh dưỡng, mau hỏng hoặc tệ hơn là thực bị nhiễm độc. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, việc để thực phẩm sống-chín lẫn lộn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi dẫn đến mất chất dinh dưỡng, mau hỏng hoặc tệ hơn là thực bị nhiễm độc.

Nên tập thói quen sắp xếp thực phẩm một cách khoa học trong tủ lạnh, ngăn nào để món nào, món nào dùng thường xuyên, món nào ít dùng… sẽ vừa bảo đảm các nguyên liệu được giữ gìn tươi ngon, an toàn, vệ sinh, vừa tiết kiệm thời gian tìm kiếm cho mọi thành viên.

Trữ đông thịt tươi trong ngăn lạnh quá lâu

Khi bảo quản thịt, chúng ta nên để trong ngăn đá của tủ lạnh sẽ giữ được dài ngày hơn, nhưng không nên quá 1 tuần. Còn nếu để trong ngăn lạnh thì chỉ nên 2 ngày mà thôi. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3 – 5 ngày. Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.

Không rửa thịt tươi trước khi đông đá

Rất nhiều người khi mang thịt về thì nhét tất cả vào túi rồi cất trong ngăn đá. Cách làm này sẽ làm mất hết dinh dưỡng và mùi vị của thịt. Do đó, bạn cần đông đá thịt đúng cách. Trước hết hãy rửa sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá. Vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn cùng bám vào trong thịt sẽ không tốt.

Không đậy nắp cho đồ ăn thừa

Đồ ăn thừa khi bảo quản trong tủ lạnh nếu không không được đậy kín thức ăn sẽ không giữ được hương vị mà còn dễ biến chất, nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, nên nhớ cần đậy kín đồ ăn mỗi khi cho vào tủ lạnh. Tốt nhất, bạn nên cho chúng vào hộp nhựa có nắp đậy. Bạn cũng có thể dùng màng bọc ngăn khí trong tủ bám vào thức ăn hạn chế thức ăn biến chất.

   Sai lầm tai hại nhiều người mắc phải khi tích trữ thực phẩm ngày Tết - Ảnh 2

Cần đậy nắp thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Ảnh minh họa.

Chú ý chỉ nên sử dụng những dụng cụ đã được qua kiểm định an toàn cho việc đông lạnh, vì không phải hộp nào cũng an toàn để đựng thức ăn trong tủ lạnh hay tủ đông, nhất là đồ nhựa dùng 1 lần.

Làm đông lạnh lại thịt sau khi dùng không hết

Nhiều người có suy nghĩ sau khi thịt sau khi rã đông ăn không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.Vì thế chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa.

Không chú ý tới nhiệt độ

Nhiệt độ là một yếu tố rất quan trọng trong việc bảo quản thức ăn. Trong những ngày “cao điểm” thực phẩm chứa quá nhiêu trong tủ lạnh thức ăn sẽ chóng bị ôi thiu hơn.

Vì vậy cần biết cơ chế hoạt động của từng loại tủ vì khí lạnh tỏa ra ở mỗi ngăn là khác nhau để tích trữ đồ ăn phù hợp. Nhiệt độ trong ngăn mát tủ lạnh cần đảm bảo luôn ở mức dưới 4 độ C, còn ngăn đá tốt nhất là dưới -18 độ C. Nhiệt độ trên 4 độ C sẽ làm vi khuẩn sinh sôi rất nhanh chóng.

Không rửa thịt tươi trước khi đông đá

Rất nhiều người khi mang thịt về thì nhét tất cả vào túi rồi cất trong ngăn đá. Cách làm này sẽ làm mất hết dinh dưỡng và mùi vị của thịt. Do đó, bạn cần đông đá thịt đúng cách.

Trước hết hãy rửa sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá. Vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn cùng bám vào trong thịt sẽ không tốt.

Cách bảo quản thực phẩm

Những ngày Tết, chị em nội trợ thường mua thịt cá, rau củ quả để dự trữ trong tủ lạnh. Nhưng, cách bảo quản chúng tại gia đình không phải điều đơn giản.

– Đối với rau củ quả

“Một số loại rau quả sau khi mua nên cho ngay vào tủ lạnh để giữ độ tươi ngon, kéo dài thời gian sử dụng và giảm hư hỏng xuống mức thấp nhất. Các loại rau quả như táo, lê, cải bắp, cà rốt, súp lơ, măng tây,… nên bảo quản lạnh trong thời gian trên 1 tuần; Những loại quả chỉ được giữ và sử dụng trong vòng 1 tuần là nho, dâu tây, rau ăn lá, hành hoa, rau thơm, nấm,… Đặc biệt, một số quả như lê, đào,… nên để chín hẳn rồi cho vào tủ lạnh.

Sai lầm tai hại nhiều người mắc phải khi tích trữ thực phẩm ngày Tết - Ảnh 3
Các loại rau quả như táo, lê, cải bắp, cà rốt, súp lơ, măng tây,… nên bảo quản lạnh trong thời gian trên 1 tuần. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, có một số loại rau quả chỉ nên giữ ở nhiệt đồ thường, vì nếu giữ chúng trong tủ lạnh sẽ nhanh chóng bị hư hỏng hoặc cản trở quá trình chín tiếp của quả như chuối, cam, bưởi, dưa hấu, xoài, hành, tỏi, gừng, khoai lang, bí đỏ, cà chua… Ví dụ, nếu bảo quản khoai lang trong tủ lạnh chúng sẽ bị giảm hương vị và sượng; chuối tiêu sẽ xuất hiện các vết thâm trên vỏ quả và không tiếp tục chín,…

– Đối với cá thịt

Các loại thịt nói chung, chỉ giữ được tối qua 3 ngày ở ngăn mát; cá tối đa 2 ngày phải sử dụng. Tuyệt đối, không nên giữ trong lạnh quá thời gian trên vì vi sinh vật phát triển gây hỏng thực phẩm và có nguy cơ gây ngộ độc. Cụ thể:

– Thịt gia cầm như gà, ngan,… chỉ nên giữ ở ngăn lạnh từ 1-2 ngày;

– Thịt lợn, thịt bò giữ trong ngăn lạnh tối đa 2 ngày;

– Cá tươi đã mổ ruột và làm sạch có thể giữ ở ngăn lạnh được 1 ngày;

– Với các thịt đã nấu chín giữ trong ngăn lạnh tầm 4 ngày mà không làm giảm chất lượng thực phẩm”, tiến sĩ chỉ rõ.

Nếu muốn giữ thịt cá được lâu, phải giữ trong ngăn đá (nhiệt độ tốt nhất là âm 18 độ), thời gian giữ tối đa kéo dài đến 1 năm tùy vào thực phẩm:

– Với gia cầm như gà, ngan cắt miếng có thể bảo quản trong ngăm đá lên đến 9 tháng. Bảo quản nguyên con thì được 1 năm.

– Thịt bò, thịt lợn, cá chỉ nên giữ trong vòng 4-6 tháng;

Lưu ý khi sử dụng thực phẩm trong tủ lạnh

Để không làm giảm giá trị dinh dưỡng của rau quả, thịt cá khi được bảo quản trong tủ lạnh, chị em nội trợ cần chú ý tới việc lấy đủ lượng thực phẩm cần dùng ra khỏi tủ lạnh. Những thực phẩm đã lấy ra nếu không sử dụng hết thì cũng không nên đưa vào bảo quản tiếp.

Thực phẩm được bảo quản ở ngăn đá, cần phải rã đông đúng cách để không làm mất giá trị dinh dưỡng. Tốt nhất, chuyển thực phẩm từ ngăn đá sang ngăn mát trước khi sử dụng khoảng 12 tiếng hoặc dùng lo vi sóng có chức năng rã đông để rã đông thực phẩm trước khi dùng.

Nhã Nam (T.H)

Tin mới

Xử phạt hơn 55 triệu đồng đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Cường Anh Authentic

(NTD) – Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã ban hành quyết …

Hotline: 0918 828 875