Home / Tin Tức / Công khai chiêu ép mít chín ‘siêu tốc’ bằng hóa chất

Công khai chiêu ép mít chín ‘siêu tốc’ bằng hóa chất

Trái cây ép chín là kỹ thuật được áp dụng phổ biến tại Đắk Lắk. Đây là hình thức buôn bán nhằm thu về lợi nhuận cho người bán mà không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng.

Mít chín bằng công nghệ ép chín

Theo ghi nhận, tại các huyện Krông Pắk, Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) có hàng trăm cơ sở làm mít múi, trái cây ép chín bằng hóa chất. Về quy trình, chủ lò thường đánh xe tỏa đi khắp tỉnh để thu gom mít trái xanh, thậm chí mít non tại vườn với giá từ 5.000-7.000 đồng/trái, sau đó mang về nhà ủ chờ mít chín rồi xẻ lấy múi mang đi bỏ mối cho các đại lý.

Phóng viên báo Sài Gòn Online phỏng vấn một chủ cơ sở làm mít, bây giờ làm mít phải sử dụng thuốc. Nếu không ủ thuốc thì mít sẽ lâu chín, như vậy dẫn đến việc buôn bán lỗ. Loại thuốc làm mít chín siêu tốc được chủ cơ sở sử dụng nhiều năm qua có tên là “Hoa quả thúc chín tố”, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Mỗi gói thuốc có 20 ống típ, kích thước to bằng ngón tay út, chiều dài khoảng 2cm, chỉ cần pha 6 ống hóa chất vào chai nước loại 500ml. Sau đó lấy cây sắt nhọn dùi một lỗ trên trái mít rồi đổ hóa chất vào là có thể cho ra lò khoảng 100kg mít.

Công khai chiêu ép mít chín 'siêu tốc' bằng hóa chất
Trái cây ép chín bằng hóa chất tại cơ sở ở Đắk Lắk 

Cũng tại một xưởng sản xuất mít “ép chín” khác ở thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar, “công trường” làm mít là bãi đất trống được che phủ bởi lùm cây, cách đó 4m là chỗ nhốt con bò bị bệnh. Việc chế biến mít được tiến hành ngay trên nền đất bụi bẩn, nhớp nháp. Mít trái, múi, vỏ, hạt, xơ, cùi… nằm ngổn ngang khắp mặt đất. Rùng rợn hơn là những vỏ mít chín thối rữa chưa kịp dọn trở thành bãi đáp cho đám ruồi.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Đắk Lắk, những cơ sở sản xuất mít này đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, người lao động không có đồ bảo hộ như bao tay. Nơi làm mít ở những bãi đất trống, tạo ra các mầm mống gây các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột. Thêm vào đó, việc đổ trực tiếp hóa chất vào trái mít sẽ làm sản phẩm không an toàn, gây ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng.

Phát hiện nhiều trái cây ép chín bằng hóa chất

Liên quan đến trái cây ép chín, theo báo VTV, các cơ quan chức năng khuyên người tiêu dùng nên cẩn trọng một số loại hoa quả sử dụng hóa chất như nho Mỹ, nho Trung Quốc. Nhiều người ham rẻ, đã mua nhầm phải nho Trung Quốc, trong khi đó các tiểu thương lại quảng cáo khơi khơi là nho Mỹ. Nho Trung Quốc đang bán tràn lan trong các chợ và trên các sạp hàng ngoài trời.

Những chủ buôn nho Trung Quốc luôn thách giá rất cao tới vài trăm nghìn, nhưng sau một hồi khách nhỏ to mặc cả, khách được đồng ý mua với giá khoảng trăm hoặc vài chục đồng. Còn nếu là nho đỏ Úc và Mỹ, giá trên thị trường theo nhiều người bán hoa quả, khoảng trên 200 nghìn đồng/kg.

Quả lê là một trong những loại quả chứa nhiều thuốc hóa học nhất. Quả lê được tiêm chất kích thích ép chín sớm hay chất tăng trọng, sau đó dùng bột tẩy, chất tạo màu (vàng chanh) để nhuộm màu cho quả. Loại lê độc này nếu ăn phải sẽ thấy nhạt, ít vị, đôi khi còn xuất hiện mùi lạ hay hôi. Loại quả này có thời gian bảo quản ngắn, rất dễ bị thối và hư hỏng.

Công khai chiêu ép mít chín 'siêu tốc' bằng hóa chất
Lê là một trong những loại trái cây dễ bị ép chín

Xoài cũng là một loại hoa quả mà người bán đã sử dụng hóa chất để tăng lợi nhuận. Nhiều người cho rằng xoài là loại quả ngon, chứa nhiều dinh dưỡng ít sử dụng thuốc. Nhưng điều này hoàn toàn sai. Vì nhiều người sử dụng vôi đắp lên quả xoài xanh, khiến cho vỏ xoài trở nên căng vàng láng mượt, nhưng ăn vào hầu như không hề thấy vị xoài. Ngoài ra loại quả này cũng tồn tại vấn đề nữa là sử dụng chất bảo quản quá liều. Ăn xoài nhiều khiến cơ thể dễ bị ngộ độc.

Theo VietQ

Tin mới

Xử phạt hơn 55 triệu đồng đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Cường Anh Authentic

(NTD) – Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã ban hành quyết …

Hotline: 0909 89 87 83