Trả lời câu hỏi “Văn bản pháp luật nào gây vướng mắc, bức xúc nhất cho doanh nghiệp”, các doanh nghiệp thủy sản điều cho hay đó chính là Nghị định 38/2012/ND-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm gây cho doanh nghiệp không ít khó khăn do cách hiểu và diễn giải sai.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau hơn một năm khảo sát, đánh giá ý kiến của các doanh nghiệp thủy sản-thực phẩm trên toàn quốc, khi trả lời câu hỏi “văn bản pháp luật nào là gây vướng mắc, bức xúc nhất cho doanh nghiệp”, các doanh nghiệp cho biết đều bị Nghị định 38/2012/ND-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm làm khó.
Cụ thể, trong văn bản vừa được gửi đến Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành liên quan, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị bãi bỏ nhiều quy định không cần thiết, trái luật và thông lệ quốc tế tại nghị định 38 về hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm (ATTP) của Bộ Y tế.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký VASEP đã chỉ ra những bằng chứng cho thấy Nghị định 38/2012/ND-CP quy định hành chính không có trong Luật An toàn thực phẩm, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
- Chẳng hạn, dù không có trong Luật ATTP, nhưng quy định “xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP” (NĐ 38) lại là thủ tục bắt buộc với các DN sản xuất thực phẩm chế biến bao gói. Điều này đã gây tốn kém tiền bạc và mất nhiều thời gian cho DN nhưng không có đóng góp đáng kể nào vào kiểm soát vệ sinh ATTP.
- Ví dụ, các DN bị buộc phải “kiểm tra ATTP và công bố hợp quy” với các khay nhôm phục vụ chế biến tôm đông lạnh theo yêu cầu của khách hàng, dù đây là công cụ để chế biến và không phải kiểm tra theo nghị quyết 103/2016 của Chính phủ về ATTP với hàng nhập sản xuất xuất khẩu.
- Cũng theo ông Nam, các DN nhập khẩu thủy sản về chế biến rất bức xúc với thủ tục “kiểm chồng kiểm, phí chồng phí”. Một sản phẩm phải chịu 3 lần kiểm nghiệm (1 lần của cơ sở, 2 lần của Nhà nước) mới tới tay người tiêu dùng, gây tốn kém cho DN.
- Trong khi đó, chỉ cần kết quả kiểm nghiệm định kỳ sai lệch vài ngày (ví dụ 6 tháng 10 ngày so với lần kiểm nghiệm định kỳ trước) cũng đã bị thanh tra bắt bẻ, đòi xử phạt.
Do cách diễn giải sai hoặc thêm các thủ tục không có trong luật khiến thời gian xin cấp giấy tiếp nhận chứng nhận hợp quy dài hơn nhiều so với quy định, nhiều sản phẩm phải mất 3 tháng hoặc lâu hơn thay vì trong vòng 7 ngày như quy định.
“Các tiêu chí để thẩm xét công bố phù hợp quy định ATTP không rõ ràng, thậm chí vô lý, khiến việc hiểu và đáp ứng được yêu cầu của cán bộ thẩm xét rất khó khăn, DN phải mất đến… 5 tháng để chờ kiểm nghiệm và được cấp giấy tiếp nhận hợp quy…”, một DN bức xúc.
Tuy nhiên vào chiều ngay 17/6 trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ về các nghị định của VASEP, Đại diện Cục An toàn thực phẩm khẳng định “Còn nghị định 38 thì không trái luật đâu”. Bên cạnh đó cho biết cho biết đã từng nhận được các kiến nghị của VASEP tại buổi đối thoại về nghị đinh này trong năm 2016, trong đó có ý kiến cho rằng việc kiểm tra nguyên liệu sản xuất sản phẩm dành riêng cho xuất khâu gây mất thời gian cho doanh nghiệp.
Kiến nghị này là hợp lý và Chính phủ đã yêu cầu sửa một số điều trong nghị đinh 38 theo quy chế rút gọn, từ tháng 11 năm 2016 đã sửa và nay đã đi vào thực hiện.
Đại diện Cục An toàn thực phẩm còn cho biết thêm là sau tháng 11 năm 2016, VASEP tiết tục kiến nghị nhiều nội dung, trong đó có miễn kiểm tra nguyên liệu sản xuất tiêu thụ nội địa……
Có những kiến nghị phù hợp nhưng có cái không, tháng 5 năm 2017, Phó thủ tướng Vũ Đức Nam cũng đã giải thích và trả lời, nhưng nay VASEP lại kiến nghị tiếp”, Cho biết thêm Chính phủ đã yêu cầu sửa đổi bổ sung Luật an toàn thực phẩm, khi đó sẽ sửa cả nghị định 38 và những kiến nghị hợp lý sẽ được tiệu thu.
Mọi thắc mắc về vấn đề xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi Mr Mạnh: 0981 828 875 - [email protected] hoặc Ms Nguyệt: (028) 6682 7330 - [email protected] để được tư vấn miễn phí đồng thời cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguồn Báo tuoitre.vn
Ban biên tập FOSI