Home / Kiến Thức / ATTP cho cơ sở kinh doanh thực phẩm / MỘT SỐ ĐIỂM MỚI AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP

Theo nội dung Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02/02/2018, Chính phủ thông qua một số thay đổi liên quan tới Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của các Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đây được xem là cuộc cải cách nhằm mang lại hiệu quả trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của các Cơ quan quản lý Nhà Nước và đem lại những lợi thế cho các Cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể những thay đổi trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP

 

Các Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

Theo Điều 12 Chương V của  Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm dưới đây không thuộc đối tượng phải làm Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Tuy không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm những các cơ sở nêu trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng khi sản xuất và kinh doanh.

Phân Công quản lý của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm:

Ngoài việc thay thế toàn bộ nội dung của Nghị định 38/2012/NĐ-CP thì Nghị định 15/2018/NĐ-CP còn bãi bỏ toàn bộ Chương II của TTLT 13/2014/ của BYT-BCT-BNN ( Về việc phân công quản lý của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm ). Cụ thể như sau:

  • Đối với Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.
  • Đối với Cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
  • Đối với Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nào phải làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

Ngoài các cơ sở ghi tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị Định 15/2018 NĐ-CP thì tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm khác phải có Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được dựa theo Khoản 1, điều 34 của Luật An toàn thực phẩm số 55 được Quốc Hội ban hành năm 2010 và các thông tư liên quan của 03 Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp phù hợp với các nội dung mới của Nghị Định 15/2018 NĐ-CP.

Riêng Các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải tuân thủ và  đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm và những quy định sau đây:

  • Phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất và lưu thông phân phối nhằm bảo đảm mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và an toàn đối với người sử dụng cho đến hết hạn sử dụng;
  • Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan. Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan;
  • Hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phụ trợ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, theo nguyên tắc một chiều, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm và thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày;
  • Thực hiện và lưu đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối để truy xuất được lịch sử mọi lô sản phẩm và hồ sơ ghi chép toàn bộ các hoạt động khác đã được thực hiện tại cơ sở;
  • Mọi thao tác sản xuất phải thực hiện theo quy trình, hướng dẫn.  Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để phòng, tránh nguy cơ nhầm lẫn, ô nhiễm, nhiễm chéo. Ghi chép kết quả ngay khi thực hiện thao tác hoặc ngay sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất vào hồ sơ;
  • bộ phận kiểm soát chất lượng để bảo đảm sản phẩm được sản xuất theo các điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn đã thiết lập; các phép thử cần thiết đã được thực hiện; nguyên vật liệu không được duyệt xuất để sử dụng, sản phẩm không được duyệt xuất bán khi chưa được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu; sản phẩm phải được theo dõi độ ổn định;
  • Trong trường hợp kiểm nghiệm hoặc sản xuất theo hợp đồng thì bên nhận hợp đồng phải có đủ nhà xưởng, trang thiết bị và nhân sự đáp ứng yêu cầu bên giao và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền về điều kiện kiểm nghiệm hoặc sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
  • Có quy trình quy định giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra; thực hiện theo quy trình và ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đối với các hoạt động này.

Hiện nay, FOSI là đơn vị dẫn đầu trong ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho các Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi: Mr Mạnh: 0981 828 875 - [email protected] hoặc Ms Nguyệt: 0909 228 783 - [email protected] để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.



Chúng tôi cam kết dịch vụ: Nhanh – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thực Phẩm Quốc Tế FOSI

Địa Chỉ: 470 Lê Thị Riêng, P.Thới An, Q.12, Tp.HCM.

Hotline ATTP: 0918 828 875

Phản ánh dịch vụ: 0981 828 875


Điện thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350

Hotline CBSP: 0988 305 008

Email: [email protected]

Website: trungtamnghiencuuthucpham.vn - vesinhantoanthucpham.vn - congbosanpham.vn - congbomypham.vn - danthucpham.vn

Tin mới

Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở TP.HCM

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đã không còn là khái niệm xa …

Hotline: 0918 828 875