Home / Kiến Thức / Những ngộ nhận tai hại khi nấu cơm

Những ngộ nhận tai hại khi nấu cơm

Nấu cơm là công việc hàng ngày của mỗi gia đình nhưng nhiều thói quen khi nấu cơm tưởng như vô hại đã vô tình làm mất đi dinh dưỡng quan trọng của hạt gạo.

Cơm trắng là loại thức ăn gần như hàng ngày của người Đông Nam Á và Đông Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những sai lầm ăn uống liên quan tới việc nấu cơm lại xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng tới chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng của loại thực phẩm này.

Vo gạo quá kỹ

Với tâm lý lo sợ gạo không đảm bảo an toàn chất lượng, nhiều người chọn giải pháp vo gạo thật kỹ, nhưng điều này vô tình làm mất đi nguồn vitamin nhóm B đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Vitamin nhóm B bao gồm các loại: vitamin B1, vitamin B2, niacin, folate, vitamin B6, B12, biotin và pantothenie axít… giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình chuyển hoá năng lượng, trao đổi chất, hỗ trợ sự phát triển của tế bào, cân bằng hệ thống thần kinh, báo Người đưa tin dẫn lời bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM.

Những ngộ nhận tai hại khi nấu cơm
Sai lầm ăn uống khiến gạo mất đi chất dinh dưỡng do vo gạo quá kỹ

Nấu cơm bằng nước lạnh

Nhiều người sẽ có thói quen nấu cơm bằng nước lạnh nhưng việc này sẽ khiến cho hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng theo đó mà tan ra trong nước.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh (Viện Dinh Dưỡng), nên dùng nước sôi để nấu cơm thay cho dùng nước lạnh, hạt cơm sẽ dẻo hơn, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn. Dù nấu cơm bằng nồi cơm điện thì cũng nên dùng nước sôi. Khi nấu bằng nước sôi, lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ.

Nếu bằng bếp lửa, khi cơm sôi, nên vặn nhỏ lửa, đậy vung để giữ nhiệt, tránh tiếp xúc với oxy không khí, là yếu tố phá huỷ thêm các vitamin trong gạo. Với cách làm như vậy, lượng vitamin B1 được giữ lại sẽ nhiều hơn đến 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

Chọn gạo càng trắng càng tốt

Thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện 198) chia sẻ: “Nhiều người nghĩ gạo càng trắng càng sạch mà không nghĩ rằng gạo được xát quá kỹ bản thân nó đã mất đi những dưỡng chất quan trọng của hạt gạo. Vì vậy người ta mới nói gạo lứt (gạo chưa bị xát mất phần vỏ cám bên ngoài hạt gạo) tốt hơn gạo trắng”.

Những ngộ nhận tai hại khi nấu cơm
Quan niệm sai lầm khi chọn gạo quá trắng gây tai hại khó lường

Theo đó, gạo càng trắng, càng ít dưỡng chất và càng nhiều chất đường bột. Đó là chưa kể đến việc nhiều cơ sở sản xuất gạo hiện nay dùng hóa chất để làm hạt gạo trắng, bóng hơn. Thậm chí những hóa chất này còn có thể “phù phép” gạo ẩm mốc thành những loại gạo trắng, thơm. Những hóa chất này đi vào cơ thể sẽ nguy hại khôn lường

Theo báo Zing News.

Tin mới

đảm bảo an toàn thực phẩm

Khẩu hiệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tháng hành động năm 2020

Sau đây là những khẩu hiệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tháng …

Hotline: 0909 89 87 83