Người bị suy thận
Thận có rất nhiều chức năng như đào thải các chất cặn bã; cân bằng nội môi gồm nước – điện giải, toan – kiềm; sản xuất renin góp phần điều chỉnh huyết áp… Khi bị suy thận, các chức năng này của thận bị giảm dần, từ từ không hồi phục và ngày càng nặng. Do đó, nguyên tắc chung là ăn hạn chế muối.
“Đối với người suy thận, chỉ nên dùng muối từ 1-2g/ngày, không nên ăn nhiều mì chính, bột canh, gia vị vì tất cả các loại này đều chứa natri. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần hạn chế kali. Do khi suy thận, kali bị ứ đọng rất dễ tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim” bác sĩ Lâm khuyến cáo.
Những người bị suy thận không nên ăn dưa cà muối. Ảnh minh họa
Ngoài ra, đối với bệnh nhân đang chạy thận, tăng cân là một chỉ số để đánh giá tình trạng bệnh nhân và hiệu quả điều trị. Để tránh tăng cân giữa hai lần chạy thận nhân tạo, người bệnh nên hạn chế ăn muối, bởi nếu ăn mặn sẽ dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, giữ nước gây phù, gây tăng cân ảo, ảnh hưởng tới các thuốc điều trị.
Cao huyết áp
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Giám đốc viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, người bị cao huyết áp phải hạn chế ăn mặn. Do dưa cà muốn lên men phải dùng nhiều muối nên món này khá mặn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao huyết áp.
Do dưa cà muốn lên men phải dùng nhiều muối nên món này khá mặn. Ảnh minh họa
Giải thích về lý do tại sao người cao huyết áp không nên ăn mặn, trong đó có dưa cà muối, bác sĩ Lâm cho biết: Muối sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, dẫn đến tăng huyết áp. Việc ăn nhiều muối sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin – angiotensin, dẫn đến tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion natri vào nhiều trong tế bào của cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.
Không chỉ dưa cà muối, các món ăn mặn như cá khô, nước mắm, trứng, thịt muối… cũng phải hạn chế đối với người tiền sử cao huyết áp.
Đau dạ dày
Không cần tuyệt đối gạt dưa cà muối ra khỏi thực đơn, nhưng những người bị dạ dày cũng nên hạn chế món ăn này nếu nhận thấy có kích thích tại vùng thượng vị.
Khi bị viêm dạ dày cấp, người bệnh có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, hoặc nôn nhiều, miệng hôi, sốt 39 – 40 độ C, thường kèm theo viêm ruột, tiêu chảy…
Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo, người bệnh cần lưu ý ngừng ngay việc sử dụng các chất gây tổn thương niêm mạc dạ dày để bảo vệ niêm mạc dạ dày, dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của acid tiết ra lên niêm mạc dạ dày để tránh tái phát do niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp dẫn đến viêm mạn tính hoặc loét dạ dày.
“Dưa cà muối, giấm, mẻ, tương ớt… là loại thức ăn có độ acid cao dễ sinh hợp trong dạ dày cần hạn chế ăn khi có dấu hiệu bị kích thích”, chuyên gia dinh dưỡng này khuyên.
Phụ nữ có thai không cần kiêng hoàn toàn dưa cà muối song cũng không nên ăn quá nhiều nhất là đối với loại muối xổi. Ảnh minh họa
Phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai không cần kiêng hoàn toàn dưa cà muối song cũng không nên ăn quá nhiều nhất là đối với loại muối xổi, vẫn còn xanh. Bởi, trong những ngày đầu, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Hơn nữa, đối với phụ nữ có thai, bà Lâm khuyến cáo không nên ăn mặn tránh hiện tượng phù, dễ sản giật khi sinh con nên cần hạn chế ăn món khoái khẩu này.
Hòa Lê (T/h)