Home / Tin Tức / Phát hiện trà sữa trân châu Trung Quốc làm từ đế giày da độc hại

Phát hiện trà sữa trân châu Trung Quốc làm từ đế giày da độc hại

Tại một cửa hàng trà sữa ở Trung Quốc, một nhân viên đã vô tình tiết lộ: “Tất cả chúng đều được sản xuất tại nhà máy hóa chất. Nói thẳng ra, trân châu được làm từ đế giày da và lốp xe cũ”.

Một báo cáo gần đây từ Đài truyền hình tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã tiết lộ rằng trà sữa trân châu, một trong những thức uống yêu thích của người dân nước này, có thể được làm từ đế giày da và lốp xe.

Trong chương trình “Life Help”, một phóng viên ở Thanh Đảo (Trung Quốc) đã uống trà sữa trân châu từ một cửa hàng ở địa phương. Sau đó, phóng viên này tới một bệnh viện gần đó để thực hiện quét CT. Kết quả scan cho thấy dạ dày phóng viên này chứa đầy trân châu và bột sắn không tiêu hóa được.

Tại Phòng thí nghiệm hóa học của Đại học Thanh Đảo (Trung Quốc), các nhà khoa học đã tiến hành xét nghiệm hạt trà sữa trân châu do phóng viên chương trình “Life Help” mang tới. Mặc dù họ không thể xác nhận chính xác cái gì tạo nên hạt trân châu nhưng họ mô tả vật liệu tạo nên hạt này “rất dính”.

Trà sữa trân châu là thức uống vô cùng phổ biến vào mùa hè
Phòng thí nghiệm không thể xác nhận chính xác cái gì tạo nên hạt trân châu. Ảnh minh họa

Người phóng viên này tiếp tục phỏng vấn bí mật với quản lý các cửa hàng trà sữa trên toàn thành phố Thanh Đảo (Trung Quốc) nhưng không ai trong số họ biết nguồn gốc của những hạt trân châu này. Tuy nhiên, tại một cửa hàng trà sữa, một nhân viên đã vô tình tiết lộ: “Tất cả chúng đều được sản xuất tại nhà máy hóa chất. Nói thẳng ra, trân châu được làm từ đế giày da và lốp xe cũ”.

Sự phổ biến của trà sữa trân châu, hay còn được gọi là trà bong bóng đã giảm đi từ năm 2012 sau khi một báo cáo từ trường đại học ở Đức cho rằng các hạt trân châu có thể gây ung thư. Tuy nhiên, các cửa hàng trà sữa trân chân vẫn có mặt trên các thành phố của Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Aachen (Đức) đã thử nghiệm hạt trân chân từ một chuỗi cửa hàng trà sữa Đài Loan giấu tên. Kết quả cho thấy trong hạt trân châu có chứa các hóa chất styrene và acetophenone cũng như các hợp chất gắn liền với brôm. Các nhà nghiên cứu chính củaBệnh viện Đại học Aachen (Đức) và nhiều nguồn tin xác định các chất này thuộc hợp chất được gọi là PCBs (polychlorinated biphenyls).

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã kết luận từ lâu rằng tiếp xúc với PCBs có thể gây ung thư ở động vật. Một số nghiên cứu trên công nhân tiếp xúc với PCBs cho thấy rằng PCBs có liên quan tới bệnh ung thư gan và u hắc tố ác tính.

Ngay lập tức, Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng ở Đài Loan tiến hành điều tra thực hư thông tin nghiên cứu từ Đức. Họ thu thập 22 mẫu trân châu từ bảy nhà sản xuất và kết luận rằng không có chứa styrene. Cơ quan này chỉ tìm thấy biphenyls brom và acetophenone, với số lượng quá nhỏ để tạo ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Những tranh cãi về sự độc hại của trà sữa trân châu vẫn đang tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc. Mặc dù có thể báo cáo từ Đài truyền hình Sơn Đông chưa đưa ra bằng chứng thuyết phục chứng minh rằng trân châu thực sự làm từ đế giày hoặc lốp xe nhưng người tiêu dùng vẫn nên cân nhắc tự bảo vệ sức khỏe bản thân trước khi quá muộn.

Thái Hà

Tin mới

Xử phạt hơn 55 triệu đồng đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Cường Anh Authentic

(NTD) – Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã ban hành quyết …

Hotline: 0918 828 875