Home / Tin Tức / Sầu riêng ngâm hóa chất, nếu không sẽ kém ngọt ?

Sầu riêng ngâm hóa chất, nếu không sẽ kém ngọt ?

Đối với các loại quả ngọt như sầu riêng, xoài… muốn ngon ngọt thì phải chín nhanh từ khi thu hoạch bởi nếu không, thay vì chuyển hóa thành đường, trái cây này sẽ bị mất đường và không còn độ ngọt thơm.

Vừa mới đây, các lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk liên tục bắt quả tang nhiều cơ sở thu mua trái sầu riêng sử dụng hóa chất kích thích sầu riêng chín nhanh và đều. Được biết, chỉ qua một đêm thúc chín, sầu riêng sẽ thơm lừng vào ngày hôm sau và được mang đi tiêu thụ. Quá trình kiểm tra ban đầu cho thấy, các loại hóa chất thúc chín đều không được cấp phép và không có tên trong danh mục được sử dụng trong thực phẩm.

Nói về các loại hóa chất thúc chín Carbendazim và Tebuconazole thường được dùng thúc chín hoa quả tại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, nó có xuất xứ ban đầu từ Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ và nhiều quốc gia khác dùng 2 hóa chất này với mục đích kỹ thuật khác nhưng tại Việt Nam, người dân tự khám phá ra khả năng thúc chín hoa quả và dùng bừa bãi gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

sầu riêng ngâm hóa chất
Sầu riêng kém ngọt nếu không ngâm hóa chất thúc chín nhanh. Ảnh minh họa

Đây là các loại hóa chất phi tự nhiên được các chủ vựa hoa quả hòa vào nước tạo thành dung dịch hỗn hợp rồi bơm trực tiếp vào lõi quả hoặc ngâm đều. Việc bơm trực tiếp hóa chất này khiến nó được giữ lại trong sản phẩm và có thể tạo độc tố tích tụ trong cơ thể con người, sử dụng lâu dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Sở dĩ, các cơ sở kinh doanh thường chọn phương pháp này đối với những quả như sầu riêng, xoài, mít… là bởi, các loại quả vốn chưa nhiều đường, nếu còn non hoặc chưa già cần phải có một thời gian dài để chín, lượng đường trong quả sẽ bị chuyển hóa và mất hết hết vị ngọt, ngậy. Do đó, để giữ được mùi vị ngon, việc dùng hóa chất ép chín nhanh đều để giữ đường trong hoa quả được nhiều người sử dụng.

“Đây chính là hành vi gian lận thương mại, không có trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng. Họ chỉ cần được việc họ, thu lãi nhanh, còn sức khỏe là của người khác. Hành vi này cần chấm dứt ngay”, PGS Nguyễn Duy Thịnh nói.

Thay vì dùng các hóa chất độc hại, không được phép sử dụng trong việc thúc chín hoa quả, PGS Nguyễn Duy Thịnh khuyến khích nên dùng ethylene (đất đèn) – phương pháp giấm chín hoa quả theo lối thủ công và truyền thống của bà con nông dân. Đây được coi là phương pháp thúc chín tự nhiên và ethylen có thể bay hơi khi sử dụng nên ảnh hưởng không lớn đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều lượng, chất ethylen làm chín nhanh nhưng chưa thể bay hơi hết, vì thế sẽ tồn dư chất clorit gây độc cho người ăn. Ở giai đoạn đầu ngộ độc, con người sẽ bị kích thích thần kinh gây ra các triệu chứng như nhức đầu, cay mắt… Về lâu dài, chất clorit sẽ tích tụ gây nên các nguy cơ cho gan, thận.

Chuyên gia này cho biết them, nhược điểm của việc dùng đất đèn là quả chín không đều, không đẹp mắt và thời gian cho quả chín lâu hơn việc tiêm, nhúng trực tiếp vào các hóa chất không có trong danh mục được pháp sử dụng nên dường như phương pháp thủ công này lâu nay đã bị lãng quên.

Theo Chất lượng Việt Nam

Tin mới

Xử phạt hơn 55 triệu đồng đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Cường Anh Authentic

(NTD) – Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã ban hành quyết …

Hotline: 0918 828 875