Home / Kiến Thức / Thực phẩm hữu cơ (Organic Food) là gì?

Thực phẩm hữu cơ (Organic Food) là gì?

Khi các thực phẩm “bẩn” không an toàn đầy rẫy trên thị trường, người tiêu dùng đang tìm đến một loại thực phẩm tin cậy, chất lượng hơn là đó thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, khái niệm thực phẩm hữu cơ vẫn còn khá xa lạ với đa số người tiêu dùng Việt Nam.

Bài viết xin dưới đây giới thiệu một số thông tin khoa học về thực phẩm hữu cơ.

Nguồn gốc ra đời thực phẩm hữu cơ

Vào đầu thế kỷ trước khi phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, kháng sinh, thuốc diệt cỏ…được sử dụng một cách ồ ạt, năng suất của vật nuôi, cây trồng tăng liên tục cũng là lúc bắt đầu có những than phiền, lo lắng cũng như tư tưởng chống lại. Có những lập luận cho rằng thực phẩm “tự nhiên” hay ít “hóa chất” sẽ tốt lành hơn cho con người và thế là thời cơ của thực phẩm hữu cơ đã đến.

Kết quả hình ảnh cho rau hữu cơ

 

Năm 1939 Huân tước Northbourne lần đầu tiên dùng từ nông nghiệp hữu cơ trong cuốn sách “Look to the land”, với quan niệm “nông trại là một cơ thể ” (the farm as organism), để mô tả một nền nông nghiệp chỉnh thể, cân bằng sinh thái, ngược hẳn với nông nghiệp hóa học (chemical farming).

Cần lưu ý chữ “cơ” ở đây là cơ thể, khác biệt với “hữu cơ” “vô cơ” thông thường để chỉ một nhóm phân tử hóa học có chứa các nguyên tố các bon hay không.

Định danh thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ (organic food) còn được gọi là tự nhiên (natural food) hay lành mạnh (healthy food)  là những thực phẩm có được từ “nông nghiệp hữu cơ” (organic farming).

Nông nghiệp hữu cơ theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không xử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ; nông nghiệp hữu cơ giúp giữ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi.

Với nguồn gốc, quy trình sản xuất như thế thực phẩm hữu cơ rõ ràng là rất vệ sinh, an toàn và thân thiện môi trường hơn nhiều so với thực phẩm thông dụng của chúng ta từ trước tới nay vốn là những thực phẩm hóa học (chemical foods) vì sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình sản xuất, bảo quản và chế biến.

Những khác biệt giữa canh tác thường và canh tác hữu cơ

 

CANH TÁC THÔNG THƯỜNG CANH TÁC HỮU CƠ
Dùng phân bón hóa học Dùng phân bón tự nhiên
Dùng thuốc bảo vệ thực vật Dùng thiên địch như chim, côn trùng..
Dùng thuốc diệt cỏ  để quản lý hạt Sàng, quạt, lựa bằng tay….hạt giống
Cho động vật dùng thuốc kháng sinh, hóc môn tăng trưởng, cho thuốc hóa chất khi cần chữa bệnh.. Nuôi trồng bằng  thực phẩm hữu cơ, nuôi “ngoài vườn” phòng bệnh bằng phương tiện tự nhiên…

Hiện nay, thực phẩm hữu cơ được xếp thành 4 lớp tùy theo số % lượng chất hữu cơ chứa trong đó:

(1) “100% organic” không thêm tí chất nào khác,

(2) “Organic” có trên 95% hữu cơ,

(3) “Made with organic ingredients” có ít nhất 70% hữu cơ và

(4) “ Some organic ingredients” có dưới 70% hữu cơ.

Chứng nhận Hữu cơ được công nhận

chứng nhận thực phẩm hữu cơ

 

Người tiêu dùng thường cảm thấy bối rối giữa muôn vàn lời quảng cáo “có cánh” hay những thuật ngữ kiểu “thân thiện với môi trường”. Không ít người đã nhầm lẫn giữa “Organic” với các nhãn khác, không được chứng nhận hoặc chồng lấn nhau. Chắc chắn các nhãn hay khái niệm dưới đây đều có giá trị riêng, chỉ có điều chúng không phải là “hữu cơ”.

Locally Grown (nuôi trồng tại địa phương)

locally grown

Thường được ghi trên bao bì nhưng không phải là nhãn chính thức. Khái niệm “Địa phương” khá mơ hồ vì còn tùy thuộc vào khoảng cách đến thị trường. Sản phẩm địa phương có thể được nuôi trồng hữu cơ, nhưng đó là kết nối duy nhất. Thực phẩm hữu cơ không nhất thiết là của địa phương, và sản phẩm địa phương không có nghĩa là hữu cơ.

Natural (tự nhiên)

natural

Đây cũng không phải là nhãn chính thức dù hay được ghi trên bao bì. “Tự nhiên” nghe có vẻ hữu ích nhưng lại là khái niệm khó hiểu nhất dùng cho sản phẩm. Vì đã là “Tự nhiên” thì không thể chứa các thành phần nhân tạo hay thêm màu sắc, trong khi nó lại thường dùng cho cả sản phẩm chăm sóc cơ thể, vệ sinh và đồ chơi. “Tự nhiên” không hề liên quan đến chất hữu cơ. Thực phẩm hữu cơ được chứng nhận phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và được chứng minh là an toàn cho con người và môi sinh.

Free-Range (nuôi thả)

free range

Không có nhãn “Nuôi thả” chính thức mặc dù nó thường được tuyên bố kèm theo các sản phẩm như bơ sữa, trứng và thịt. Khái niệm này không được kiểm soát và chỉ nói đôi chút về tập quán chăn nuôi thực tế. Tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ không bắt buộc điều kiện này. Động vật có thể tận hưởng những điều kiện sống tốt hơn khi được thả ngoài trời, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng được nuôi bằng chất hữu cơ.

Biodynamic (sinh học năng động)

Biodynamic

“Biodynamic” là nhãn chính thức được xác nhận bởi một bên thứ ba độc lập theo các tiêu chuẩn nhất định. Nó giúp bạn an tâm về những vấn đề không chỉ đơn giản là hữu cơ, như cộng đồng lành mạnh hay đa dạng sinh học. Một sản phẩm có thể được chứng nhận cả “Organic” và “Biodynamic”. Tuy nhiên, hai khái niệm này là khác nhau. Bạn không thể giả định người nuôi trồng hữu cơ sẽ áp dụng quy tắc Biodynamic hay nhà sản xuất Biodynamic phải tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ.

 Hormone-Free (không có chất tăng trưởng)

hormone-free

Thường thấy trên các sản phẩm bơ sữa và thịt, tuy nhiên nó không phải là nhãn chính thức. Khái niệm “Hormon-Free” sai về mặt kỹ thuật bởi vì không có loại sữa hoặc thịt nào mà không có Hormone, vì tất cả các loài động vật đều được sinh ra với kích thích tố. Chỉ có thể tuyên bố là không có “Hormone nhân tạo”.

Fair Trade (mậu dịch công bằng)

fair trade

Nhãn “Fair Trade” rất hữu ích vì nó đảm bảo sản phẩm là hợp lý về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Qua đó, khách hàng biết được người nông dân và công nhân trang trại nhận được các điều kiện thỏa đáng về thương mại và bảo hiểm xã hội. Nhiều sản phẩm hữu cơ có thể được chứng nhận cả “Fair Trade”. Tuy nhiên, “Fair Trade” không có nghĩa là được chứng nhận hữu cơ, và “Organic” không liên quan gì đến điều kiện lao động hoặc nguồn gốc xuất xứ.

GMO Free (không biến đổi gen)

non-GMO

“GMO Free” chưa được pháp luật công nhận vì một số hạn chế về phương pháp thử nghiệm cũng như rủi ro lây nhiễm từ cây trồng vật nuôi khác. Thay vào đó chỉ có chứng nhận của một số tổ chức nghiên cứu. Thực phẩm “GMO Free” hoặc “Non-GMO” không có nghĩa là được nuôi trồng bằng chất hữu cơ. Nó có thể tương đồng ở một số cấp độ nào đó, nhưng không thể hoán đổi.

GAP (thực hành nông nghiệp tốt)

Đây không phải là các sản phẩm hữu cơ mà là các sản phẩm được sản xuất ra có sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ hóa học… nhưng có kiểm soát về hàm lượng an toàn cho phép theo tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt, an toàn (Good Agricultural Practice) của Việt Nam (VietGAP) hoặc toàn cầu (GlobalGAP).

Ban biên tập FOSI (Theo kilala.vn) 

Tin mới

Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở TP.HCM

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đã không còn là khái niệm xa …

Hotline: 0918 828 875