Ngày 09 tháng 03 năm 2006, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT đã đưa ra 10 nhóm thực phẩm có nguy cơ cao. Tuy nhiên, Thông tư 26/2012/TT-BYT ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2012 đã bãi bỏ Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT, chính thức “khai tử” cụm từ “thực phẩm có nguy cơ cao” trong các văn bản hướng dẫn về an toàn thực phẩm.
Thay vào đó, các nhóm thực phẩm sau bao gồm: thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế là nhóm thực phẩm đặc biệt cần được quản lý chặt trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm và khi công bố tiêu chuẩn sản phẩm bắt buộc phải có “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.
Căn cứ Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định về hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2012
Hồ sơ xin cấp chứng nhận ATTP cho các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế bao gồm
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
*Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).
*Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận cho:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;
- Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
Kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận:
- Không quá hai lần/ năm đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận và có chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000 và tương đương của cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Không quá ba lần/ năm đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Theo Thông tư 26/2012/TT-BYT, chỉ có bán hàng rong là “thuộc đối tượng không phải cấp giấy chứng nhận”. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ một số quy định khác về an toàn thực phẩm. Dù có giấy hay không có giấy chứng nhận thì vẫn có sự quản lý, kiểm tra, xử lý. Ví dụ, người bán hàng rong có thể bị kiểm tra đến 4 lần/năm (khoản 3, Điều 10 Thông tư 26/2012/TT-BYT).
Mọi thắc mắc về điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế bao gồm tư vấn khắc phục cơ sở, xây dựng hồ sơ xin cấp phép vui lòng liên hệ Mr Mạnh: 0981 828 875 - [email protected] hoặc Ms Nguyệt: 0909 228 783 - [email protected] để được tư vấn miễn phí và cung cấp thông tin chính xác nhất.
Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thực Phẩm Quốc Tế FOSI
Địa Chỉ: 470 Lê Thị Riêng, P.Thới An, Q.12, Tp.HCM. Hotline ATTP: 0918 828 875 Phản ánh dịch vụ: 0981 828 875 | Điện thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350 Hotline CBSP:0909 898 783 Email: [email protected] |
Website: trungtamnghiencuuthucpham.vn - vesinhantoanthucpham.vn - congbosanpham.vn - congbomypham.vn - danthucpham.vn |