Thời gian gần đây, trên một số trang tin của Trung Quốc có đăng tải một vụ tử vong đáng tiếc của một bé trai, nguyên nhân chỉ do thói quen uống sữa đậu nành mẹ tự làm.
Theo đó, người mẹ này sau khi nghe nói sữa đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa bò, đã quyết định tự mua đậu nành về nghiền tay rồi nấu thành sữa cho con uống các buổi sáng. Vì sáng ra phải vội vàng đưa con đến trường nên bà mẹ có thói quen luộc nhanh nước đậu nành xay, cho con uống một cốc rồi đưa đến trường.
Sau một thời gian, đứa trẻ bỗng xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, khó thở và cuối cùng bị ngộ độc khi đang học ở trường và đã không qua khỏi.
Sau khi tiến hành kiểm tra thì nguyên nhân gây ra cái chết thương tâm của cậu bé lại chính từ những cốc sữa đậu nành “chưa chín” của mẹ.
Theo đó, sữa đậu nành thường hay có một hiện tượng gọi là “sôi giả”. Đây là hiện tượng chất saponin trong sữa đậu nành sống nở ra, tạo bọt khí nổi lên khi gặp nhiệt độ 80 độ C. Như vậy, dù chưa phải ở nhiệt độ sôi (thường là 100 độ C) nhưng vì thấy bọt sủi lên nên người nấu cứ nghĩ là đã sôi.
Hoặc do muốn tiết kiệm thời gian buổi sáng cho con đi học nên người mẹ đã chủ quan nấu không kỹ sản phẩm, dẫn đến những chất độc hại trong đậu nành và vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết.
Đáng lẽ ra khi nấu đậu nành, nguyên tắc người mẹ nên nhớ là thấy sữa sôi vẫn cần tiếp tục nấu thêm 5 phút cho đến khi bọt khí hoàn toàn biến mất, lúc này sữa đậu nành mới thực sự đã chín.
Bài viết cũng cảnh báo cha mẹ những lưu ý như sau:
– Mua sữa đậu nành nóng trên đường phố, nếu thấy sữa có nhiều bọt thì tốt nhất không nên uống mà mua về đun lại thêm lần nữa.
– Không uống sữa lúc đói hoặc nhịn ăn chỉ uống sữa. Khi uống sữa đồng thời với việc ăn bánh mì, bánh ngọt và các loại thực phẩm giàu tinh bột khác, protein trong sữa đậu nành sẽ được tiêu hoá hoàn toàn, vì vậy mà hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.
– Không nên cho đường nâu vào sữa đậu nành vì đường nâu và sữa sẽ tạo ra một chất kết tủa không có lợi cho tiêu hoá, đồng thời giảm tác dụng dinh dưỡng của sữa đậu nành.
Nguồn: Khám Phá