Cà chua là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Trong quả cà chua chứa rất nhiều hàm vitamin, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C.
Ngoài các vitamin B1, B2, cà chua còn rất giàu các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phospho, magiê, nickel, cobalt, iod, các axid hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat… Chính nhờ các yếu tố ấy mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Cà chua rất tốt cho sức khỏe nhưng đừng ăn quá nhiều. Ảnh minh họa
Đặc biệt, trong quả cà chua còn chứa sắc tố lycopen nhất là ở vỏ, cùng với beta-caroten được xem là những chất chống ôxy hóa mạnh, vừa ngăn chặn tế bào ung thư, vừa chống sự hình thành của các cục máu đông trong thành mạch máu. Lycopen còn có tác dụng chống thoái hóa hoàng điểm, từ đó làm giảm mù lòa.
Mặc dù cà chua tốt cho sức khỏe như vậy tuy nhiên nếu ăn quá nhiều hoặc ăn sai cách thì cà chua cũng có hại cho sức khỏe người dùng.
Ăn nhiều cà chua có thể gây đầy hơi do vi khuẩn
Mặc dù cà chua có thể giúp giữ cho hệ tiêu hóa của chúng ta khỏe mạnh, nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, cà chua có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và dẫn đến đầy hơi. Thậm chí, khi ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn đến tiêu chảy, do sự xuất hiện của vi khuẩn ‘Salmonella’.
Có thể gây hình thành sỏi thận
Những người mắc bệnh thận thường được khuyên nên hạn chế lượng kali. Trong khi đó, cà chua giàu kali, có thể gây rắc rối cho những bệnh nhân này. Một điểm cần lưu ý là cà chua có hàm lượng oxalat cao, có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
Làm tăng huyết áp
Khi ăn ở dạng thô, cà chua không có hàm lượng natri cao (chỉ 5 mg) và không ảnh hưởng đến mức huyết áp. Trong thực tế, nó làm giảm nguy cơ cao huyết áp. Nhưng ngược lại, nếu bạn chọn cà chua đóng hộp hoặc súp cà chua, nó có thể chứa một lượng natri cao, điều này không tốt cho những người bị huyết áp cao.
Ăn nhiều cà chua có thể gây ra hàng loạt tác dụng phụ. Ảnh minh họa
Rối loạn tiết niệu
Vì cà chua có tính axit, chúng có thể kích thích bàng quang và đôi khi dẫn đến mất kiểm soát. Nếu bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, việc ăn quá nhiều cà chua có thể làm trầm trọng thêm.
Đau nửa đầu
Trong một nghiên cứu của Iran, cà chua có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
Có thể gây ra hạ đường huyết
Cà chua thực sự có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường, do chỉ số đường huyết thấp của nó. Nhưng, khi tiêu thụ vượt quá giới hạn bình thường, lượng đường trong máu có thể giảm xuống mức thấp nguy hiểm
Ăn quá nhiều cà chua có thể gây rủi ro trong thai kỳ
Cà chua là một nguồn tuyệt vời của các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, nó có thể gây ra rủi ro trong khi mang thai và cho con bú nếu ăn quá mức.
Ăn nhiều cà chua có thể gây khó chịu đường tiêu hóa
Cà chua có tính axit cao. Vì vậy, nếu bạn đã bị trào ngược axit hoặc ợ nóng thì nên cẩn thận trước khi ăn. Cà chua tạo ra nhiều axit nên có thể gây khó chịu ở đường tiêu hóa. Cà chua có chứa axit malic và citric kích thích sản xuất axit dư thừa, dẫn đến trào ngược dạ dày. Cà chua có chứa hợp chất được gọi là lycopene, không tốt cho những người bị loét dạ dày, vì nó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Có thể gây dị ứng
Một số người bị dị ứng với hợp chất có trong cà chua gọi là histamine. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm phát ban da, hắt hơi, cảm giác ngứa ở cổ họng, sưng mặt và lưỡi. Cà chua cũng được cho là gây viêm da dị ứng ở một số người. Một phản ứng dị ứng với cà chua cũng có thể dẫn đến khó thở.
An Dương (T/h)