Home / Tin Tức / Đóng cửa nhiều cơ sở vi phạm sau 6 tháng thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP

Đóng cửa nhiều cơ sở vi phạm sau 6 tháng thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP

Thực hiện Quyết định 38/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) tại các quận, huyện, phường, xã của Hà Nội và TPHCM, đã có nhiều cơ sở bị xử phạt và bị đóng cửa.

Quyết định này bắt đầu được thực hiện thí điểm từ ngày 15/11/2015.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế), kết quả xử lý ban đầu vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành ATTP cao hơn so với kiểm tra ATTP, đã thể hiện tính răn đe, sự nghiêm khắc trong quá trình thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Cụ thể, kết quả sơ kết 6 tháng triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại Hà Nội, các đoàn thanh tra chuyên ngành ATTP đã thanh tra tại 5 quận, huyện theo tiêu chí đa dạng về vị trí địa lý (3 quận nội thành, 2 huyện ngoại thành phía tây và phía đông), đa dạng về loại hình sản xuất, kinh doanh.

Các đoàn thanh tra chuyên ngành ATTP đã thanh tra 710 cơ sở. Số cơ sở vi phạm là 313, trong đó nhắc nhở 34 cơ sở, phạt cảnh cáo 140 cơ sở, phạt tiền 139 cơ sở, với tổng số tiền phạt 337, 8 triệu đồng, đóng cửa 17 cơ sở.

So với 6 tháng cùng kỳ trước thực hiện thí điểm, tỉ lệ cơ sở vi phạm hành chính cao hơn (21,2% so với 17,6%), số tiền phạt cao hơn (750,3 triệu đồng so với 222,98 triệu đồng).

Tại TPHCM, các đoàn thanh tra chuyên ngành ATTP đã thanh tra tại 5 quận, huyện và 10 phường, xã. Theo đó, đã thanh tra 446/7.097 cơ sở quản lý (tuyến quận, huyện thanh tra 124 cơ sở, tuyến phường, xã, thị trấn thanh tra 322 cơ sở); phát hiện 99 cơ sở vi phạm, xử lý vi phạm và phạt tiền 82 cơ sở với tổng số tiền phạt 343,2 triệu đồng (còn 17 cơ sở đang xử lý).

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Phong, đối với tuyến xã, phường, đặc biệt là xã, cần tiếp tục thí điểm thêm. Nếu thanh tra chuyên ngành ATTP được triển khai tại xã, phường, thị trấn thì cần đơn giản hơn quy trình thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ để dễ thực hiện và có hiệu quả cao hơn.

Trong quá trình thực hiện thí điểm, do số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại xã, phường, thị trấn chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, tồn tại chợ tạm, chợ cóc… nên đã gây khó khăn cho việc thanh tra và xử lý vi phạm hành chính. Tâm lý “làng xóm, họ hàng” cũng làm hạn chế kết quả xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài ra, cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, nên còn sự e ngại. Việc kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm rau, củ, quả, thịt tại các chợ cóc, thức ăn đường phố… gặp nhiều khó khăn.

Theo VFA

Tin mới

Xử phạt hơn 55 triệu đồng đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Cường Anh Authentic

(NTD) – Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã ban hành quyết …

Hotline: 0909 89 87 83