Nhiệt độ phù hợp
Thực phẩm phải được duy trì ở nhiệt độ lạnh để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Tủ lạnh nên được giữ ở 40 độ F hoặc thấp hơn, còn tủ đông nên được đặt ở nhiệt độ 0 độ F. Nhưng mỗi tủ lạnh sẽ có mức nhiệt độ khác nhau vì vậy nắm được nhiệt độ của tủ lạnh giúp bạn bảo quản thức ăn lâu hơn.
Tủ đông
Tủ đông thường dùng để lưu trữ đồ đông lạnh, tuy nhiên bạn cũng có thể lưu trữ một số lượng đáng ngạc nhiên các loại thực phẩm khác trong tủ đá để sử dụng sau này như bánh tortillas, sốt pasta, và thậm chí cả trứng. Cách bảo quản thực phẩm hiệu quả nhất với tủ đông là bọc kín thực phẩm hoặc cất chúng cẩn thận trong hộp nhằm tối ưu hóa việc lưu trữ cũng như tiết kiệm năng lượng hơn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng hộp nhựa khi bảo quản thực phẩm trên tủ đá vì nếu sử dụng hộp thủy tinh, chúng có thể vỡ.
Cửa tủ lạnh
Cửa là phần ấm nhất của tủ lạnh và nên dành riêng cho các loại thực phẩm lâu hỏng như trái cây, gia vị. Không nên để trứng và sữa ở cánh cửa tủ lạnh bởi đây là vị trí có thể ấm lên, đặc biệt khi mở cửa thường xuyên.
Tủ lạnh nên được giữ ở 40 độ F hoặc thấp hơn, còn tủ đông nên được đặt ở nhiệt độ 0 độ F
Các ngăn tủ
Thông thường những ngăn trên tủ lạnh thường có nhiệt độ cao hơn, còn những ngăn dưới có nhiệt độ lạnh nhất. Bạn nên đặt những thức ăn không cần phải nấu ở phía trên tủ gồm thức ăn thừa, đồ uống, thức ăn sẵn. Các loại thảo mộc có thể bảo quản tươi hơn khi được đặt trong hộp.
Với ngăn thấp phía dưới bạn có thể dùng để bảo quản thịt, trứng, hải sản và cá sản phẩm sữa khác bởi ở các ngăn này nhiệt độ thấp hơn. Thêm vào đó, để ngăn ngừa vi khuẩn từ thịt sống lây sang các khu vực khác bạn có thể cố định vị trí để thị bằng hộp hay đĩa.
Một điểm đáng lưu ý nữa là tủ mát không giống như tủ đông đá nên thực phẩm không nên được bọc kín hoàn toàn, không khí lạnh cần lưu thông ở đây,
Ngăn đựng rau củ
Mục đích của ngăn kéo phía dưới tủ lạnh là duy trì các điều kiện ẩm ướt để bảo quản trái cây và rau củ. Tuy nhiên, không nên để lẫn lộn tất cả các loại rau củ với nhau. Nhiều trái cây, bao gồm táo, đào, mận, lê và dưa đỏ có thể tiết ra etylen, một chất hóa học giúp chúng chín. Chất này cũng có thể thúc đẩy sự chín trong các cây khác, làm cho rau bị úa vàng hoặc thậm chí nảy mầm. Vì lý do này, bạn nên giữ rau trong một ngăn kéo và trái cây khác.
Thực phẩm loại nào nên để tủ lạnh, loại nào không?
Nhiều người có thói quen lưu trữ hết thực phẩm vào tủ lạnh, tuy nhiên một sô loại thực phẩm không nhất thiết cần bảo quản trong tủ lạnh. Cà chua có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng. Hành, bí và khoai tây giữ được lâu hơn trong một môi trường mát hơn với độ ẩm thấp, do đó cất giữ chúng trong tủ tối hoặc nơi khác bên ngoài tủ lạnh. Bơ và nhiều loại trái cây chỉ để ở nhiệt độ phòng chờ chín, nhưng bạn cũng có thể cất chúng trong tủ lạnh để làm chậm quá trình chín nếu cần thiết. Các loại thảo mộc có thể được giữ trong tủ lạnh hoặc trong nhiệt độ phòng nếu chúng sẽ được sử dụng với một vài ngày. Các loại ngũ cốc nguyên hạt (có chứa các loại dầu và chất dinh dưỡng lành mạnh) và các loại dầu có nhiều chất béo bão hòa như dầu cải dầu, dầu rum và dầu ô liu sẽ lâu hơn nếu được giữ trong tủ lạnh.
An Nhiên