Kem chống nắng hóa học
Bảo vệ làn da trước tia UV bằng cách bôi kem chống nắng hóa học không phải là một cách đúng. Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Elizabeth Plourde cho thấy việc bôi kem chống nắng hóa học kể cả có chăm chỉ tẩy trang mỗi ngày vẫn có nguy cơ bị ung thư da.
Bảo vệ làn da trước tia UV bằng cách bôi kem chống nắng hóa học không phải là một cách đúng. Ảnh minh họa
Hơn thế nữa một số chất có trong kem chống nắng hóa học trong đó có oxybenzone đang đe dọa đến cuốc sống của nhiều sinh vật biển. Việc sử dụng kem chống nắng trở lên phổ biến và rộng rãi khiến cho môi trường quá tải về các chất ô nhiễm và de dọa đến hệ sinh thái biển.
Các nhà khoa học ước tính việc bôi kem chống nắng khi đi biển đã đưa ra biển khoảng 6.000 tấn chất hóa học vào tất cả các đại dương mỗi năm. Kem chống nắng có ảnh hưởng sâu sắc đến sự sinh trưởng và phát triển, sinh tồn của nhiều loài động vật biển.
Kem chống nắng chứa oxybenzone
Oxybenzone là một hợp chất hấp thụ tia UV từ mặt trời, thường được kết hợp với phản ứng photoallergic và rất dễ dàng hấp thụ qua da. Theo báo cáo của Trung tâm Hoạt động vì Môi trường (The Environmental Working Group – EWG), nhiều sản phẩm kem chống nắng chứa các thành phầm độc hại như oxybenzone gây rối loạn hormone và gây dị ứng hay retinyl palmitate – một dạng của vitamin A có thể gây tổn thương da, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc ung thư da. Theo Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA), các sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF cao lên tới 110 chưa chắc có khả năng bảo vệ da như người dùng vẫn nghĩ.
EWG khuyên người dùng nên chọn những loại kem chống nắng có thành phần là oxide kẽm hay dioxit titan, avobenzone. Ảnh minh họa
Để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng gay gắt vào mùa hè, chị em phụ nữ không nên chọn kem chống nắng dạng bột hay xịt, cũng như tránh sản phẩm có chỉ số SPF trên 50+, loại chứa Vitamin A/oxybenzone gây hại cho da. EWG khuyên người dùng nên chọn những loại kem chống nắng có thành phần là oxide kẽm hay dioxit titan, avobenzone. Những thành phần này có tác dụng ngăn chặn các loại tia cực tím tốt nhất.
Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) cũng khuyên cáo những sản phẩm chống nắng nên dùng đã trải qua các thử nghiệm khắt khe để chứng minh tính hiệu quả của chúng như: Neutrogena, Mexoryl hoặc La Roche-Posay…
Kem chống nắng dạng xịt
Kem chống nắng dạng xịt có thể gây ra nguy hiểm với con người do giải phóng những hạt có kích thước siêu nhỏ (nano) vào trong không khí. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) trước đây đã bày tỏ mối quan tâm đến việc trẻ nhỏ có thể sẽ hít phải những hạt hóa chất siêu nhỏ này và cảnh báo các bậc phụ huynh nên tránh sử dụng kem chống nắng dạng xịt.
Kem chống nắng dạng xịt có thể gây ra nguy hiểm với con người do giải phóng những hạt có kích thước siêu nhỏ (nano) vào trong không khí. Ảnh minh họa
Hai thành phần an toàn nhất có trong kem chống nắng có lẽ là kẽm oxit và titan dioxit, là hai thành phần được sử dụng phổ biến trong các kem chống nắng dạng xịt. Hai chất khoáng này rất an toàn cho da nhưng hít phải chúng lại là câu chuyện khác. Những chất khoáng này nếu hít phải sẽ gây kích ứng các mô phổi và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế đã phân loại titan đioxit là chất có khả năng gây ung thư khi hít phải ở liều cao. Theo cơ quan này thì titan đioxit là nguyên nhân gây ra viêm ở các mức độ khác nhau và tham gia vào việc ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp bao gồm tổn thương tế bào biểu mô phổi, u hạt, cholesterol và xơ hóa đã được chứng minh bằng thực nghiệm trên chuột.
Hòa Lê (T/h)