Nấm tươi là loại thực phẩm rất giàu dinh. Trung bình trong 100g nấm tươi có chứa từ 25 – 40% hàm lượng protein, 17 – 19 loại axit amin, trong đó có từ 7 – 9 loại axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được, 7% hàm lượng chất khoáng. Nấm tươi con chứa rất nhiều loại vitamin như: vitamin B1, B6, B12, PP…
Nấm là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nếu được chế biến, sử dụng đúng cách. Ảnh minh họa
Đặc biệt, nấm có dự trữ chất chống ôxy hóa tương đương các sản phẩm lành mạnh nhất trong các loại rau. Selenium của nấm kìm chế sự phát triển khối u, chống viêm, kích hoạt chức năng các enzym của gan và hỗ trợ quá trình vô hiệu hóa một số nguyên tố gây ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến và dùng nấm sao cho có lợi nhất cho sức khỏe.
Sau đây là những sai lầm khi chế biến, sử dụng nấm khiến nấm mất chất dinh dưỡng, thậm chí gây độc
Rửa nấm quá kỹ
Thông thường nấm chỉ mọc được trong môi trường sạch. Do đó, nếu rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi những dưỡng chất của nấm. Hơn nữa nấm sẽ hút rất nhiều nước và khi ngấm nước vào thì nó sẽ trở nên rất nhạt nhẽo sau khi nấu chín.
Bạn chỉ nên dội qua nước, thậm chí là không cần rửa nếu cơ sở bạn mua nấm là đảm bảo. Bạn chỉ cần cắt chân nấm, lau sạch bằng khăn ẩm hay bàn chải sạch để nấm giữ được mùi, vị tốt nhất.
Tuy nhiên, một số loại nấm bắt buộc phải vệ sinh nếu trong quá trình vận chuyển để gây bẩn vào, nhưng nên rửa dưới vòi nước dạng hơi sương chứ không rửa trực tiếp nước vào thân nấm sẽ làm hỏng thịt nấm.
Thêm nữa, nấm có chứa Lysergic, một chất mà nếu để dưới ánh sáng mặt trời có thể được chuyển hóa thành vitamin D. Nếu rửa nấm sạch quá mức hoặc ngâm trong nước lâu trước khi ăn có thể gây mất chất dinh dưỡng ở nấm tươi.
Rửa nấm quá kỹ có thể khiến nấm mất khá nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa
Nấu nấm bằng nồi nhôm
Nấm khi được nấu trong nồi nhôm sẽ ngả màu trông rất kém ngon, vì vậy cần chú ý không dùng loại nồi có chất liệu này để nấu những món ăn từ nấm.
Nấu với quá nhiều dầu ăn
Nấm hút nước và các chất lỏng khác nên có thể bạn sẽ cho quá nhiều dầu ăn mà không có cảm giác là mình đang cho nhiều dầu.
Tuy nhiên, quá nhiều chất béo sẽ làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng từ nấm, gây đầy bụng, ảnh hưởng tới tiêu hóa , thậm chí còn có nguy cơ trào ngược dạ dày.
Nấu nấm dưới nhiệt độ thấp
Khi chế biến nấm, bạn nên để ở mức nhiệt độ cao vì nếu để ở nhiệt độ thấp nấm sẽ ra nhiều nước, nát, nhũn và nhạt nhẽo, không giữ được hương vị và màu sắc ngon nhất.
Chưa nấu chín hoàn toàn
Cần đun sôi nấm trong khoảng từ 5-10 phút để đảm bảo nấm đã chín hoàn toàn để đảm bảo vệ sinh và không gây hại cho cơ thể bạn nếu các chất trong nấm chưa được chín kỹ hay các vi khuẩn chưa được diệt gọn sẽ gây hại cho sức khỏe.
Ăn nấm kèm uống đồ lạnh
Nấm có tính hàn, bổ âm, nếu bạn uống kèm trà đá, nước giải khát lạnh…, nhìn chung là các thức uống thanh nhiệt, giải khát sẽ khiến bạn bị lạnh bụng, dễ bị đau bụng, khó chịu.
Cách bảo quản nấm
– Nấm tươi: Nên dùng trong mười hai giờ sau khi thu hái. Muốn giữ nấm lâu, sau khi mua về, bạn nhặt sạch rác, cắt bỏ phần gốc dính đất, rơm rạ.
Sau đó, bạn chần chúng trong nước sôi khoảng một hai phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bạn cho nấm vào chậu, đổ nước vừa ngập rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp giữ thực phẩm tươi khoảng ba bốn ngày.
– Loại khô: Nên để ở nơi thoáng mát, không cho vào túi nylon, buộc kín. Khi sử dụng, bạn ngâm chúng trong nước ấm 10 phút để cánh nở hết rồi rửa sạch đất cát còn bám lại, cắt bỏ chân.
– Đối với dạng khác : dạng cơ thể, như muối mặn (nấm rơm, nấm mỡ…) nấm được bảo quản ở độ muối 20–22 độ.
Dạng đóng hộp, đã chế biến gần như thành phẩm và được cho vào bao bì kín, là các hộp thiếc, đóng kín lại. Dạng muối chua, nhiều loại nấm ở dạng này cũng có thể giữ được thời gian khá lâu.
Minh Khuê (t/h)