Home / Kiến Thức / ATTP cho nhà hàng, bếp ăn tập thể, quán cafe / Kinh doanh dịch vụ ăn uống – Tổng hợp đầy đủ các quy định

Kinh doanh dịch vụ ăn uống – Tổng hợp đầy đủ các quy định

Kinh doanh dịch vụ ăn uống là một trong những lĩnh vực kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, sau vụ việc ông Nguyễn Văn Tấn chủ quán cà phê Xin Chào bị khởi tố hình sự vì chậm đăng ký giấy phép kinh doanh và chưa kịp bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đã làm dấy lên nỗi lo ngại cho nhiều người kinh doanh trong lĩnh vực này.

kinh-doanh-dịch-vụ-ăn-uống-tại-Binh-Duong
Cơ sở kinh doanh ăn uống của bạn có đang thực hiện đúng quy định của pháp luật ?

Hiện nay, trên địa bàn TPHCM sẽ có rất nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống đang vi phạm pháp luật mà họ không hề hay biết. Vì thế, để bảo vệ mình, trước hết người kinh doanh cần phải trang bị kiến thức pháp lý liên quan đến ngành nghề dự định đầu tư. Chuẩn bị tốt là chấp hành pháp luật tốt cũng đồng nghĩa với việc hạn chế được rủi ro kinh doanh và nâng cao uy tín cho cơ sở kinh doanh của mình.

Những điều cần lưu ý khi kinh doanh dịch vụ ăn uống

 Đăng ký kinh doanh

Để kinh doanh loại hình dịch vụ ăn uống, trước hết bạn phải lựa chọn loại hình hoạt động cho cơ sở kinh doanh của mình theo hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.

* Hộ kinh doanh

  • Cá nhân đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có mức thu nhập trên mức thu nhập thấp thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh tại UBND Quận, huyện.
  • Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp trên phạm vi địa phương. Vì thế, Bạn cần tìm hiểu kỹ mức thu nhập thấp được quy định tại địa phương mình để biết hộ kinh doanh của mình có được miễn trừ việc đăng ký kinh doanh hay không.

* Hình thức doanh nghiệp

  • Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp. Nếu thành lập doanh nghiệp thì thủ tục tiến hành tại Sở Kế hoạch và đầu tư.

Sau khi đã đăng ký kinh doanh, chủ kinh doanh phải tiến hành xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định, còn đối với các cơ sở không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì phải thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm tại Ủy ban nhân dân Quận, huyện ngay trên địa bàn mà cơ sở đó đang hoạt động.

Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm

Để đủ điều kiện cấp Giấy chứng An toàn thực phẩm, chủ kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn cơ sở theo hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2018.

FOSI hướng dẫn tiêu chuẩn cơ sở một số lĩnh vực trong kinh doanh ăn uống như sau:

Sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn cơ sở theo quy định, chủ doanh nghiệp tiến hành soạn hồ sơ đăng ký cấp chứng nhận An toàn thực phẩm và nộp lên cơ quan có thẩm quyền.

*Hồ sơ đầy đủ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm căn cứ theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP bao gồm:

Xem tại đây
  1. Đơn đề nghị cơ sở đủ điều kiện cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
  2. Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  3. Bản thuyết minh cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ sản xuất.
  4. Giấy khám sức khoẻ của chủ cơ sở và công nhân viên trực tiếp tham gia chế biến, kinh doanh.
  5. Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của nhân viên có xác nhận của chủ cơ sở.

Bộ Y tế cấp hoặc phân cấp, ủy quyền cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế được quy định tại khoản 5 Điều 37và quy định tại Phụ lục II Nghị định số 15/2018/NĐ-CP .

Những cơ quan chức năng nào có quyền kiểm tra cơ sở kinh doanh ăn uống?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT về trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế như sau:

  • Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.
  • S Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phm các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tnh.
  • Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi chung là cp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trung tâm Y tế huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phm trên địa bàn huyện.
  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phm trên địa bàn xã.

 Xử phạt vi phạm trong hoạt động kinh doanh ăn uống

Căn cứ Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ban hành ngày

1 Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;
  • Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;
  • Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
  • Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

 2 Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước;
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn;
  • Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay không bảo đảm vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
  • Cống rãnh thoát nước thải khu vực chế biến bị ứ đọng; không được che kín;
  • Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;
  • Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy.

3 ŽPhạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

 4 Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
  • Chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Không thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải trong phạm vi của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật;
  • Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4, khoản 5 Điều này.

5 Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Ngoài ra còn có hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

Kinh doanh dịch vụ ăn uống trong hoàn cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động thì rủi ro rất cao. Cách tốt nhất trước khi bước vào kinh doanh, bạn hãy chuẩn bị thật tốt các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà pháp luật quy định để tránh phát sinh những vấn đề không mong muốn làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của bạn.

Mọi thắc mắc về quy định thủ tục kinh doanh dịch vụ ăn uống, vui lòng liên hệ Mr Mạnh: 0981 828 875 - [email protected] hoặc Ms Nguyệt: 0909 228 783 - [email protected] để được tư vấn miễn phí và cung cấp thông tin chính xác nhất.

FOSI cam kết dịch vụ: Nhanh – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi


Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thực Phẩm Quốc Tế FOSI

Địa Chỉ: 470 Lê Thị Riêng, P.Thới An, Q.12, Tp.HCM.

Hotline ATTP: 0918 828 875

Phản ánh dịch vụ: 0981 828 875


Điện thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350

Hotline CBSP:0909 898 783

Email: [email protected]

Website: trungtamnghiencuuthucpham.vn - vesinhantoanthucpham.vn - congbosanpham.vn - congbomypham.vn - danthucpham.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin mới

Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở TP.HCM

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đã không còn là khái niệm xa …

Hotline: 0909 89 87 83